Cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhờ gừng

Nhịp sống hối hả cùng với áp lực công việc, kinh tế, gia đình hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bận rộn xoay quanh với dự án, báo cáo hay deadline đã khiến nhiều người thường xuyên bỏ bữa, ăn uống qua loa,.. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng bệnh đau bao tử khó chịu và khó trị. Bài trước mình cũng đã giới thiệu các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử. Bài này sẽ tập trung phân tích tại sao gừng có thể giúp bạn hết nỗi lo về căn bệnh này.

Bệnh đau dạ dày là gì? Biểu hiện cả bệnh như thế nào?

Đau bao tử và các biểu hiện

1. Có cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở phía bụng trên (hay còn gọi là đau thượng vị): một số người có biểu hiện rõ như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn vào có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

- Ăn những đồ chua hay bụng đói hoặc bụng no mà cảm thấy bị đau tức ở vùng thượng vị, vùng bụng là cho thấy bạn đang có hiện tượng đau dạ dày

2. Nôn, buồn nôn: Nếu bạn bị buồn nôn thường xuyên (không kể đến buồn nôn do thai nghén) thì hãy đi khám ngay để có kết quả chính xác hơn vì buồn nôn là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.

3. Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược

trieu-chung-dau-da-dayHiện tượng chán ăn có thể là do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn  ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.

4. Ợ hoặc chướng bụng: đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đừng coi nhẹ vấn đề này nhé.
Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày - thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

5. Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn: Ở phần lớn các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau dạ dày là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn. Nhưng nếu càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng và mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Vì vậy hãy chú ý đến những biểu hiện lạ của cơ thể, tránh để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và dùng thuốc.

Cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhờ gừng tươi

Sử dụng quá nhiều thuốc tây hay kháng sinh trong điều trị đau dạ dày cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do có tác dụng phụ hay tạp chất từ thuốc mà cơ thể không hoàn toàn loại bỏ được.
Với cách sử dụng gừng tươi dưới đây bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn thoát khỏi cơn đau dạ dày một cách “cấp tốc”.

Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?

Thành phần trong gừng tươi rất tốt cho dạ dày



Gừng tươi chứa nhiều Tecpen và Oleoresin-2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh đau dạ dày.
Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.
Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,...đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.
Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.
Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Các phương pháp hay bài thuốc dùng gừng để chữa dạ dày loét
Các bài thuốc từ gừng giúp điều trị dạ dày loét hiệu quả

- Gừng ngâm giấm
Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.

Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.
Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau “cấp tốc”.
- Trà gừng
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cơn đau dạ dày.
Vào mỗi sáng khi uống trà bạn nên cho vài lát gừng tươi vào uống cùng như vậy dạ dày sẽ rất dễ chịu, không còn hành hạ bạn trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.
- Nước gừng, chanh và mật ong
Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.
Nếu khi đang lên cơn đau dạ dày, uống một cốc nước hỗn hợp như này cũng sẽ khiến dạ dày vơi đi cơn đau và ổn định trở lại.
Một số lưu ý khi dùng gừng
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Người chuẩn bị mổ hay sau mổ, ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,…thì không nên dùng.
- Người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.
- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 cách chữa đau dạ dày dân gian

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả